Từ thuở xa xưa, Việt Nam đã có những vị vua chúa, những người thuộc dòng dõi quý tộc và tầng lớp quý tộc đã phát hiện được công năng đặc dị của Thạch Anh và rồi trân trọng nó, bảo quản, xem nó như là “thần vật thịnh vượng” – đối với tầng lớp quý tộc, đối với các vị vua chúa, Thạch Anh được xem như “thần vật trấn quốc”, nó làm cho đất nước thêm an lành, dân tình tôt hơn, làm ăn được mùa, không sợ nạn đói, dân và vua gần gũi nhau hơn, đất nước hưng thịnh hơn, giảm thiểu các cuộc ngoại chiến cũng như nội chiến ở thời kì đó.
Hay “viên đá của Phật” – đối với người Ấn Độ cổ xưa, vài trăm năm về trước, khi Thạch Anh bắt đầu đổ bộ từ các nước phương Tây sang Châu Á và đương nhiên Ấn Độ cũng là một trong những nước biết đến Thạch Anh trong thời gian đó, những nhà thiền sư của Ấn Độ đã thử sỡ hữu và sử dụng Thạch Anh trong quá trình ngộ đạo của họ và sau hơn mười năm thử nghiệm khả năng ngộ đạo của họ với sự trợ giúp của Thạch Anh và khả năng ngộ đạo khi không có Thạch Anh, họ bất ngờ khi nhận ra rằng, khi có Thạch Anh giúp sức, họ có khả năng giác ngộ cực kì cao, họ có thể đi đến được cực lạc, suy nghĩ mọi việc một cách lạc quan hơn, thông suốt hơn, và tỉ lệ thành công chánh quả cao hơn. Từ đó, các nhà thiền sư đã khẳng định Thạch Anh sẽ góp một phần không thể thiếu cho những ai đang muốn thành công trên con đường giác ngộ của mình, và đặt tên cho nó là “Viên Đá Của Phật”.